IT Share NVP -ViettechgroupVN-Phuong Nguyen blog Viettechgroup.vn | Share make us stronger Knowledge is Sharing Viettechgroup- Sharing Make Us Stronger-Kiến thức CNTT là sự chia sẻ- NVP-Chia sẻ làm chúng ta mạnh hơn-Viettechgroup.vn Viettechgroup.com.vn| ITShareNVP Channel | Phương Nguyễn | Phuong Nguyen Blog| Lưu trữ kiến thức chia sẽ kinh nghiệm CNTT | Phương Nguyễn

Cách khắc phục lỗi “This PC Can’t Run Windows 11 Error”

0 223

Bạn muốn nâng cấp lên Windows 11 những gặp thông báo lỗi cho biết máy tính của mình không thể chạy Windows 11. Hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để giải quyết vấn đề

Microsoft đã chính thức công bố Windows 11 và bản phát hành công khai phải tới cuối năm nay mới chính thức ra mắt. Như thường lệ, người dùng Windows 10 có thể sử dụng ứng dụng PC Health Check để kiểm tra xem máy tính của mình ó đáp ứng các yêu cầu hệ thống tối thiểu để cài đặt Windows 11 hay không. 

Nếu khi sử dụng PC Health Check bạn nhận được thông báo lỗi “This PC can’t Run Windows 11”. Điều này có nghĩa là hệ thống hiện tại không thể nâng cấp lên Windows 11.

Nhưng trước khi từ bỏ ý định nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân của thông báo lỗi trên và cách khắc phục. Nếu sau khi thực hiện theo đúng hướng dẫn dưới đây mà vẫn không thể khắc phục được thông báo lỗi trên, có nghĩa bạn không thể nâng cấp được lên Windows 11.

Ngược lại nếu giải quyết được thông báo lỗi “This PC can’t Run Windows 11” theo cách dưới đây. Có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11.

Thông báo lỗi nâng cấp Windows 11?

Thông báo lỗi đầy đủ khi bạn sử dụng PC Health Check để kiểm tra hệ thống sẽ là “This PC can’t run Windows 11—While this PC doesn’t meet the system requirements to run Windows 11, you’ll keep getting Windows 10 updates”. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp lỗi sau:

  • This PC must support TMP 2.0.
  • This PC must support Secure Boot.

Nếu bạn đang gặp phải những lỗi tương tự và không biết có cần nâng cấp phần cứng mới để cài Windows 11 hay không thì đây chính là bài viết bạn cần. Nhưng trước tiên điều kiện cần là máy tính của bạn phải đáp ứng phần cứng tối thiểu để chạy Windows 11.  

Như vậy nếu máy tính của bạn đáp ứng các thông số kỹ thuật phần cứng và vẫn gặp lỗi thông báo lỗi máy tính không thể chạy Windows 11 kể cả khi sử dụng ứng dụng PC Health Checkup để kiểm tra, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh một vài cài đặt trong BIOS/UEFI của mình.

Ngoài ra bạn cũng có thể gặp phải lỗi nói trên khi cài đặt Windows 11 thông qua ổ đĩa USB có thể khởi động.

Nguyên nhân gây ra lỗi “PC Can’t Run Windows 11 Error?”

Lỗi này xảy ra khi bạn chạy ứng dụng PC Health Check để kiểm tra xem máy tính của mình có hỗ trợ Windows 11 hay không hoặc cố gắng cài đặt Windows 11 từ ổ đĩa USB có thể khởi động hoặc sử dụng tệp ISO. Để Windows 11 tương thích với máy tính, máy tính đó phải hỗ trợ UEFI với Secure Boot và TPM 2.0 (Trusted Platform Module) được bật. 

Vì Windows 11 yêu cầu hệ thống tương thích với UEFI Secure Boot nên quá trình thiết lập sẽ không phát hiện được các tính năng cần thiết nếu bạn đã cài đặt Windows 10 qua chế độ khởi động cũ.

Điều này sẽ kích hoạt lỗi “This PC can’t Run Windows 11” vì các yêu cầu hệ thống không được đáp ứng. Ngay cả khi máy tính của bạn hỗ trợ cả Secure Boot và TMP 2.0 thì vẫn có thể phải bật cả hai tính năng này theo cách thủ công.

Nếu bạn đang sử dụng chế độ khởi động cũ, cần cài đặt Boot Mode thành UEFI trong thiết lập BIOS để bật tính năng Secure Boot và có thể bật cả TMP 2.0.

Cách khắc phục lỗi “This PC Can’t Run Windows 11 Error?” 

Để khắc phục lỗi này, bạn nên cài đặt Boot Mode thành UEFI và bật tính năng Secure Boot cũng như TPM 2.0. Lưu ý rằng tên các tùy chọn có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất máy tính, nhưng cơ bản sẽ giống nhau và người dùng cần phải quan sát kỹ. 

Bật Secure Boot trong Windows 10

Thực hiện theo các bước dưới đây để kích hoạt khả năng tương thích Secure Boot trên Windows 10.

Bước 1: Đóng tất cả các cửa sổ đang mở và lưu công việc lại. Sau đó, tắt máy tính.

Bước 2: Khởi động lại máy tính và bắt đầu nhấn phím F2 để vào thiết lập BIOS. Các nhà sản xuất laptop và máy tính để bàn khác nhau có thể sử dụng các phím chức năng khác như phím F12, F10, F8 hoặc Esc để vào BIOS, nếu không rõ bạn có thể sử dụng Google để kiểm tra cách truy cập vào BIOS trên máy tính của bạn.

Bước 3: Trong tiện ích thiết lập BIOS, sử dụng các phím mũi tên để chọn thẻ Boot. Chọn tùy chọn Boot Mode và kiểm tra xem thiết lập là Legacy hay không. 

Bước 4: Để thay đổi Boot Mode, nhấn Enter trong khi Boot Mode được tô sáng.

Bước 5: Chọn UEFI từ các tùy chọn có sẵn. Sử dụng các phím mũi tên lên và xuống để chọn UEFI và nhấn Enter để chọn.

Bước 6: Tiếp theo, chọn thẻ Security.

Bước 7: Chọn tùy chọn Secure Boot bằng các phím mũi tên và nhấn Enter.

Bước 8: Chọn Enabled để bật Secure Boot trên máy tính.

Khi đã bật Secure Boot và UEFI ở chế độ Boot Mode, hãy đảm bảo TPM 2.0 cũng được bật. Vì vậy, khoan đóng menu cài đặt BIOS.

Kích hoạt TMP 2.0 để sửa lỗi “This PC Can’t Install Windows 11 Error”

Vào device management-> Tìm TMP nếu có enable thì không cần phải thao tác bước bên dưới nhé, Trường hợp chưa bật chúng ta phải vào Bios bằng cách.

Bước 1: Trong BIOS/UEFI, chọn thẻ Security.

Bước 2: Di chuyển xuống phía dưới và chọn tùy chọn Trusted Platform Technology và nhấn Enter. Với laptop Intel, bạn có thể thấy tùy chọn Intel Platform Trust Technology.

Bước 3: Chọn Enabled và nhấn Enter để áp dụng lựa chọn.

Bước 4: Lưu các thay đổi và thoát khỏi BIOS.

Như vậy sau khi thực hiện các thay đổi ở trên, bạn đã bật cả hai tính năng là Secure Boot và TMP 2.0 trên Windows 10. Bây giờ hãy khởi động lại máy tính, chạy lại công cụ PC Health Checkup hoặc cài đặt Windows 11 để xem lỗi có được giải quyết hay không.

Chúc các bạn thành công và trả nghiệm WIndows 11 dev nhé.

Phương Nguyễn

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. AcceptRead More